Số điện thoại:08.23.20.8888
2092

Mẹo Chọn Mua Bàn Thờ Phong Thủy Hô Tài Gọi Lộc Cho Gia Chủ

Trong tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam, bàn thờ trong gia đình đến nay vẫn luôn là nơi trang trọng nhất trong nhà. Đây là vị trí thể hiện sự biết ơn với gia tiên, cầu hạnh phúc, tài lộc và những điều thuận lợi trong cuộc sống. Chính vì vậy, từ chất liệu, mẫu mã đến các vật dụng đi kèm đều được sắp xếp tỉ mỉ, qua đó thể hiện ý niệm cao quý, kính trọng đến với thần linh và các đấng sinh thành.

Vì sao người Việt luôn có bàn thờ trong nhà?

Mỗi tôn giáo sẽ có cho mình một tín ngưỡng khác nhau, bàn thờ là một thiết kế giống dạng bàn thông thường nhưng được đặt ở vị trí trên cao với mục đích đựng vật cúng tế, thờ phụng thần linh và gia tiên. Tại Việt Nam, người dân chủ yếu thờ các đấng sinh thành, tổ tiên, thần tài… bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ. Bàn thờ thường đi kèm với lư hương và đôn gỗ giúp không gian phòng thờ giữ được vẻ tâm linh và sự cao quý.

Bàn thờ có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Việt

Từ lâu đời, mỗi gia đình Việt Nam đều có một bàn thờ mà trong đó, gia chủ gửi gắm nhiều rất niềm tin và ý nghĩa.

  • Thể hiện sự biết ơn của cả gia đình, của con cháu đến những người thân đã khuất.
  • Giúp tưởng niệm người đã mất, thể hiện sự nhớ thương trong những dịp đặc biệt trong tháng, trong năm: Ngày Rằm, mồng Một hàng tháng, Tết Âm Lịch, Lễ Vu Lan, Tết Trung thu, thanh minh…
  • Là một phương tiện giúp gia đình gửi gắm những lời chúc, lời cầu nguyện, cùng tâm tư, nguyện vọng sang thế giới tâm linh mong được gia tiên, thần linh che chở, giúp đỡ.

Chính vì mang nhiều ý nghĩa cao đẹp nên bàn thờ thường được bố trí vượt đầu người, đặt hoặc treo ở nơi cao nhất trong nhà, thường là tầng cao nhất và vừa tầm với của gia chủ để tiện cho việc vệ sinh, thờ cúng.

hinh-anh-ban-tho-1
Thần Tài và Ông Địa thường được thờ chung ở các cửa hàng kinh doanh

Loại bàn thờ nào được người Việt yêu thích nhất?

Có nhiều loại nguyên liệu làm bàn thờ nhưng tại Việt Nam, nguyên liệu gỗ được yêu thích nhất, người dùng ưu tiên chọn mua sử dụng. Bàn thờ gỗ ghi điểm bởi sự bền bỉ, lâu dài cùng năm tháng, tuổi thọ cao giúp gia chủ yên tâm trong quá trình thờ cúng lâu dài.

Chất liệu gỗ có trọng lượng vừa phải, không quá nặng như bàn thờ đá nên có thể vận chuyển dễ dàng, các bộ phận có thể tháo lắp linh hoạt giúp tiết kiệm thời gian, công sức.

Người Việt yêu bàn thờ gỗ còn vì mùi hương và ý nghĩa phong thủy của gỗ tự nhiên. Ngôi nhà sẽ trở nên thanh tịnh, cảm giác như hòa quyện với thiên thiên cùng mùi hương nhẹ, thanh cảnh và mềm mại nơi đầu mũi.

Cách phân loại và chọn mua bàn thờ cho gia đình

Có hàng trăm chủng loại bàn thờ trên thị trường khiến bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Tùy theo vị trí đặt, đối tượng thờ cúng, thiết kế, mẫu mã, diện tích nhà… mà bạn cần chọn những mẫu bàn thờ cho phù hợp. Cùng nhận biết các loại bàn thờ theo nhiều khía cạnh dưới đây nhé!

Phân loại bàn thờ theo đối tượng thờ cúng

Tùy tín ngưỡng của mỗi gia đình sẽ thờ những đối tượng khác nhau. Thông thường người Việt sẽ thờ tổ tiên, thờ Phật, những quán kinh doanh thì thờ Thần Tài… Mỗi đối tượng sẽ cần mẫu bàn thờ đặc trưng không giống nhau.

hinh-anh-ban-tho-2
Bàn thờ trang trí đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm
  • Bàn thờ Phật: Phật ở trên cao, phải đặt ở nơi cao nhất của căn nhà, yên tĩnh và sạch sẽ. Tốt nhất là nên có một phòng thờ Phật riêng trong nhà, tượng Phật phải được khai quang và tuyệt đối không được vứt bỏ khi hỏng.
  • Bàn thờ gia tiên: Đây là nơi thờ những người đã khuất trong gia đình, đa phần là ông bà tổ tiên. Tùy theo thứ tự lớn nhỏ mà kích cỡ bát hương và ảnh cũng khác. Bàn thờ gia tiên thường sẽ thấp hơn và không được đặt đối diện nơi thờ Thần, Phật…
  • Bàn thờ người thân mới mất: Đối với người thân vừa qua đời, bàn thờ sẽ là hình thức đơn giản nhất giống như một chiếc bàn bình thường. Sau khi thủ tục bốc mộ xong xuôi thì bát hương người đã khuất mới được dời về đặt chung với bàn thờ tổ tiên. Lúc này, ảnh cùng đồ cúng riêng không được mang lên cùng, chỉ mang duy nhất bát hương lên bàn thờ gia tiên và phải đặt ở hàng dưới mới đúng đạo.
  • Bàn thờ Thần Tài: Vị thần này ban thờ nhỏ và đơn giản, đặt ở dưới nền đất, vị trí có thể quan sát được hết người ra vào, đón được không khí từ cửa vào và theo hướng hợp mệnh với gia chủ thì càng tốt, sẽ đón được tài lộc vào nhà.
  • Bàn thờ Ông Địa: Đây là vị thần phụ trách việc quản lý đất đai. Người Việt xưa gắn liền với nghề làm lúa nước nên đất rất quan trọng, ông Địa sẽ phù hộ cho đất phì nhiêu. Đồng thời, ông cai quản, bảo vệ đất của mỗi gia đình không cho ma quỷ đến quấy nhiễu. Bàn thờ ông Địa nhỏ gọn, thường đặt chung với thần Tài hướng thẳng về phía cửa nhà.
  • Bàn thờ vọng: Đây là loại bàn thờ đơn giản dành cho những người làm ăn, lập nghiệp xa quê. Bàn thờ được đặt ở các vị trí trang nghiêm giống như thờ gia tiên thông thường nhưng chọn hướng quay về phía quê nhà. Trước khi lập bàn thờ vọng cần xin phép tổ tiên ở quê trước.
  • Bàn thờ Công Giáo: Đây là bàn thờ dành riêng cho người theo đạo Thiên Chúa (thường được gọi là con chiên). Bàn thờ Công giáo sẽ được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà hoặc phòng thờ riêng biệt. Người theo đạo Thiên Chúa thường không thờ gia tiên. Trong những thủ tục quan trọng như lễ cưới hỏi sẽ đặt 1 bàn thờ gia tiên nhỏ ở phía dưới để làm lễ tỏ lòng tôn kính.
  • Bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh: Theo quan niệm dân gian, trong nhà có người chết trẻ mà chưa kết hôn được gọi là Bà Cô Ông Mãnh rất linh thiêng và rất hay phù hộ cho người hợp vía. Loại bàn thờ này bày trí đơn giản, nhỏ gọn phía dưới gầm bàn thờ gia tiên để khấn xin mọi việc thuận lợi, hanh thông.

Còn rất nhiều loại bàn thờ khác theo các tôn giáo và quan niệm dân gian khác nhau. Trên đây là 8 loại bàn thờ phổ biến nhất trong gia đình người Việt Nam để bạn tham khảo.

Phân loại bàn thờ theo chất liệu

Bàn thờ có thể được cấu tạo từ nhiều loại nguyên liệu đa dạng, có ưu nhược điểm riêng, phổ biến nhất là các loại sau:

  • Bàn thờ đá: Đây là loại bàn thờ bền nhất và có trọng lượng lớn nhất, thường chỉ dùng cho miếu, chùa… hoặc các cơ sở tâm linh chứ không phù hợp sử dụng trong nhà.
  • Bàn thờ gỗ tự nhiên: Đây là nguyên liệu được tất cả người dùng ưu tiên lựa chọn, gỗ càng quý thì càng tốt, vận mệnh toàn gia càng hạnh phúc. Gỗ gụ, gỗ hương, gỗ mít… là những loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, chất liệu này xa xỉ, giá thành đắt đỏ khó mua với những người tài chính kém.
  • Bàn thờ gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp, gỗ ép được chế tác theo công nghệ và máy móc hiện đại có độ bền và độ thẩm mỹ không kém gì gỗ tự nhiên mà giá cả lại phải chăng hơn được rất nhiều gia chủ chọn mua.
  • Bàn thờ kim loại: Hiện nay, chất liệu nhôm kính và sắt thép cũng có thể kết hợp làm bàn thờ. Tuy nhiên, theo quan niệm người Việt, gỗ vẫn tạo cảm giác tôn nghiêm, trang trọng hơn nên sau khi hoàn thiện, những bàn thờ kim loại thường được sơn và vẽ hoa văn vân gỗ lên bề mặt giống như gỗ thật.

Trước kia, người Việt quan niệm bàn thờ chỉ được làm từ đá và gỗ tự nhiên, không được dùng các vật dụng khác. Những chất liệu tái chế, rỗng ruột, gỗ ép, gỗ tạp… không nguyên chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vận mệnh toàn gia.

hinh-anh-ban-tho-3
Bàn thờ Công Giáo dành cho những con chiên theo đạo Thiên Chúa

Phân loại bàn thờ theo thiết kế

Với những không gian đa dạng như đình, chùa, nhà liền thổ, nhà chung cư, phong cách, màu sắc và diện tích đất khác nhau bạn cần cân nhắc và chọn bàn thờ sao cho phù hợp và đúng mục đích. Dựa theo thiết kế, người ta phân bàn thờ thành các loại thông dụng như sau:

  • Bàn thờ treo tường: Loại bàn thờ này tiết kiệm diện tích mà lại có tính linh hoạt cao, dễ tháo lắp, vận chuyển. Trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đủ độ bền sử dụng lâu dài, bàn thờ được các gia đình sống trong chung cư, căn hộ nhỏ sử dụng nhiều.
  • Tủ thờ: Tủ thờ kết cấu rộng rãi, chắc chắn, đa dạng kích cỡ phù hợp cho cả diện tích nhà vừa và nhỏ. Với thiết kế này, tủ đựng được nhiều đồ cúng như hoa quả, lễ vật, hương, vàng mã… Tủ tạo nét sang trọng, trang nghiêm cho không gian nhờ khắc, chạm trổ thêm hoa văn tinh tế.
  • Sập thờ: Những gia đình chú trọng không gian thờ cúng, có diện tích nhà rộng rãi thì chọn sập thờ là lựa chọn lý tưởng nhất. Thợ gia công lành nghề sẽ chạm trổ lên sập những hoa văn tinh tế nhất như hoa mai, tứ linh, hoa sen, mai điểu… và thường đặt thêm 1 bàn thờ nhỏ đi kèm để cúng cơm.
  • Bàn thờ chấp tải: Đây là một mẫu bàn thờ rất cầu kỳ, nhìn xa giống như một bức tranh nhờ những họa tiết được chạm khắc tinh xảo. Mẫu bàn thờ này chỉ sử dụng cho diện tích phòng thờ rộng rãi.
  • Bàn thờ ô xa: Mẫu bàn thờ này tạo nên nét đặc trưng bởi nghệ thuật sắp đặt hài hòa các ô, màu sơn và đường nét chạm trổ sơn son thếp bạc, thếp vàng phủ hoàng kim và lắp kính từng ô để bảo quản lâu dài.
  • Bàn thờ án gian: Mẫu bàn thờ này nhìn thanh thoát, mảnh mai hơn sập thờ do hạn chế họa tiết ở 4 chân. Các mẫu án gian phổ biến nhất có thể kể đến như: án gian tứ linh cài chiện, án gian tứ linh hóa, án gian ngũ phúc, án gian mai điểu, án gian đục chiện…
hinh-anh-ban-tho-4
Bàn thờ Phật luôn được giữ sạch sẽ, gọn gàng, lau rửa thường xuyên

Trên đây là những loại bàn thờ thông dụng, đẹp, đa dạng mẫu mã và giá cả. Mỗi mẫu sẽ có ý nghĩa và vẻ đẹp khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm được mẫu bàn thờ đẹp và phù hợp nhất với gia đình.

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Trả lời

Các bài viết liên quan

Điều hướng nhanh
×
×

Giỏ hàng